Quản trị rủi ro mô hình tài chính là một trong những bước cuối cùng khi xây dựng mô hình tài chính. Đây cũng là bước rất quan trọng để đưa ra quyết định giải pháp nào tối ưu nhất. Qua các bài viết, ExcelViet sẽ hướng dẫn các bạn các cách để đưa ra một phân tích hiệu quả. Các phương pháp được đề cập bao gồm: Phân tích độ nhạy tài chính (Sensitivity analysis), phân tích các kịch bản tài chính (Scenario analysis), giả lập Monte Carlo (Monte Carlo Simulation), tìm điểm hòa vốn (breakeven point), đồ thị Tornado và phân tích kịch bản tối ưu (Optimization analysis).
1. Các khái niệm cơ bản trong quản trị rủi ro mô hình tài chính
– Input: Giá trị đầu vào của mô hình. Input được phân loại thành 2 loại: Data – Biến số mà người nhập không thể quản lý được trên thực tế và Decision Variable – Biến số mà người nhập có thể quản lý được trên thực tế.
– Base case: Được lựa cho bởi người phân tích. Base case là tập hợp những input được coi là gần với giá trị thực tế nhất. Thông thường những input này phải dựa trên những giả định quá khứ. Lưu ý, việc lựa chọn base case sai có thể đưa ra quyết định sai.
– Sensitivity analysis: Phân tích thay đổi một key input sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với kết quả của mô hình.
– Scenario analysis: Phân tích thay đổi 2 hay nhiều key inputs sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với kết quả của mô hình.
– Monte Carlo simulation: Phân tích với số giả ngẫu nhiên, thay cho số ngẫu nhiên thực thụ, vốn rất khó tạo ra được bởi máy tính. Các số giả ngẫu nhiên có tính tất định, tạo ra từ chuỗi giả ngẫu nhiên có quy luật, có thể sử dụng để chạy thử, hoặc chạy lại mô phỏng theo cùng điều kiện như trước.
2. Ba phương pháp quản trị rủi ro cơ bản
2.1 Sensitivity analysis
Thông thường, người phân tích sẽ đưa ra các kịch bản so sánh với Base case, ví dụ như tăng/giảm discount rate 1% sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với giá trị của dòng tiền. Sensitivity analysis được sử dụng khi người phân tích muốn thay đổi một biến số và giữ nguyên các biến còn lại như base case. ExcelViet sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện bằng công cụ DataTable.
Ví dụ như sau (Link Download bên dưới)
Câu hỏi như sau: Điều gì xảy ra đối với tổng doanh thu khi có sự thay đổi mức giá của sản phẩm A từ 1- 10? Để tính toán nhanh, các bạn có thể tự thay đổi giá trị tại B2 và xem sự thay đổi. Tuy nhiên, hạn chế của cách làm này sẽ khiến bạn phải thay đổi biến trong mô hình. Trong trường hợp bạn không muốn thay đổi biến, bạn có thể sử dụng data table.
Lập các trường hợp bạn muốn thay đổi giá của sản phẩm A (Ví dụ ở đây là từ 1 đến 10) và đặt công thức tổng doanh thu và bôi đen như hình bên dưới
Sau đó bạn chọn Data, chọn What-if analysis, chọn Data Table.
2.2. Scenario analysis cho 2 biến
Cũng với ví dụ như trên, trong trường hợp bạn muốn sử dụng 2 biến là giá của mặt hàng B (ô $ B$ 3) và số lượng bán của mặt hàng C (Ô $ C$ 4). Bạn có thể dùng data table như sau:
Sau đó bôi đen data table bạn muốn hiển thị, chọn Data, chọn What-if analysis, chọn Data Table.
Với trường hợp này, Row input cell sẽ là số lượng bán của mặt hàng C – Ô C4 và Column input cell là giá mặt hàng B là ô B3. Ta sẽ được kết quả như sau:
2.3. Scenario analysis cho nhiều biến.
Trong excel, chúng ta có công cụ Data/What if analysis/Scenario Manager, tuy nhiên ExcelViet sẽ hướng dẫn các bạn một phương pháp khác để quản lý nhiều scenario khác nhau bằng data table.
Một ví dụ phức tạp hơn với ví dụ trên như sau:
Bảng trên là các scenario mà bạn muốn chạy với nhiều biến thay đổi (cột ngang).
Để giải quyết bài toán này, các bạn cần lập ra một table để chọn các case như sau:
Sau đó lập Data table giống như phân tích Sensitivity analysis đã viết ở phần 2. Lưu ý, bạn phải đặt lại công thức ở ô A1:D5 tương ứng với ô E18:L18.
Bạn chọn như sau:
Ấn OK, và đây là kết quả
Phần 2 của bài viết, ExcelViet sẽ đề cập đến giả lập Monte Carlo và Biểu đồ đồ thị Tornado.